Điều Chỉnh Lương Tối Thiểu Và Những Điều Doanh Nghiệp Cần Lưu Ý Khi Xây Dựng Thang Bảng Lương

Vania Van

Thị trường sản xuất kinh doanh tiếp tục xu hướng phục hồi. Thị trường lao động duy trì đà ổn định. Tiền lương, thu nhập của người lao động tiếp tục tăng lên… Đấy là những tín hiệu khởi sắc của thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam. Tiếp nối tính hiệu vui, ngày 01.07.2024, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng.  Việc điều chỉnh mức lương rất quan trọng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tăng sự hài lòng và năng suất làm việc, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.  Khi mức lương tối thiểu được điều chỉnh, xây dựng lại thang bảng lương là việc bắt buộc mọi doanh nghiệp phải thực hiện.  Một số điều lưu ý sau đây sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện đúng khi xây dựng thang bảng lương theo quy định mới. 

 

Mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ ngày 01.07.2024 

Mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024 tăng 0.6% so với mức lương năm 2023 được Hội đồng tiền lương quốc gia đánh giá có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, vừa chú ý cải thiện đời sống cho người lao động, vừa chú ý đến việc bảo đảm duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cơ bản đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động đến năm 2025. Chi tiết như sau: 

  • Vùng I tăng 280.000 đồng. Tăng từ 4,68 triệu đồng/ tháng lên 4,96 triệu đồng/ tháng. 
  • Vùng II tăng 250.000 đồng. Tăng từ 4,16 triệu đồng/ tháng lên 4,41 triệu đồng/ tháng. 
  • Vùng III tăng 220.000 đồng. Tăng từ 3,64 triệu đồng/ tháng lên 3,86 triệu đồng/ tháng. 
  • Vùng IV tăng 200.000 đồng. Tăng từ 3,25 triệu đồng/ tháng lên 3,45 triệu đồng/ tháng. 

 

Các nguyên tắc pháp lý trong xây dựng, điều chỉnh tiền lương 

Việc điều chỉnh lương nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tăng sự hài lòng và năng suất làm việc, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc pháp lý về tiền lương trong điều chỉnh lương. Cụ thể là các nguyên tắc: 

 

Công bằng và không phân biệt đối xử.  Đảm bảo công bằng, không phân biệt đối xử trong phúc lợi, tiền lương.  Tiền lương được trả theo năng suất, chất lượng và hiệu quả làm việc.  Mọi người lao động, bất kể giới tính, tuổi tác, hay bất kỳ yếu tố cá nhân nào, đều phải được đối xử công bằng trong việc trả lương.  Điều này góp phần xây dựng một môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy động lực làm việc cho tất cả nhân viên. 

 

Đúng quy định pháp luật về tiền lương. Các quy định của pháp luật về tiền lương, liên quan đến tiền lương như mức lương tối thiểu, thời hạn trả lương phải được doanh nghiệp đặc biệt chú ý thực hiện.  Điều này không chỉ đảm bảo quyền lợi của người lao động mà còn giúp doanh nghiệp tránh khỏi các rủi ro pháp lý và xung đột lao động có thể xảy ra. 

 

Tôn trọng thỏa thuận mức lương đã ký kết.  Mức lương là sự thỏa thuận đầu tiên của mối quan lao động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng lẫn nhau. Việc thỏa thuận này cần được xây dựng trên nền tảng minh bạch và công bằng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động.  Hai bên có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực 

 

Trong giới hạn mức tiền lương nhất định cho phép.  Tiền lương cần được đảm bảo ở một mức nhất định, không thấp hơn mức lương tối thiểu, để đảm bảo quyền lợi của người lao động và mang tính pháp lý cao.  Khi điều chỉnh tiềng lương có nghĩa là người lao động phải được trả một mức lương đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống, bao gồm ăn uống, nhà ở và các chi phí sinh hoạt hàng ngày.  Bên cạnh đó, việc điều chỉnh lương còn cần phải dựa trên yếu tố kinh tế và điều kiện tài chính của doanh nghiệp, nhằm duy trì sự ổn định và phát triển bền vững. 

 

Những điểm doanh nghiệp cần lưu ý khi xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp năm 2024 

Thang bảng lương  là quy chế trả lương mọi doanh nghiệp bắt buộc thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019.  Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.  Khi xây dựng thang bảng lương,  doanh nghiệp cần lưu ý: 

 

Địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng thay đổi.  Bên cạnh tăng mức lương tối thiểu, Nghị định 74/2024NĐ-CP điều chỉnh, cập nhật lại một số địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng do thực hiện sắp xếp lại địa giới hành chính.  Cụ thể, điều chỉnh từ vùng II lên vùng I đối với: thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh. Điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với: thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình; thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa; thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa; thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng.  Điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III đối với: huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình; các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống thuộc tỉnh Thanh Hóa; huyện Ninh Phước thuộc tỉnh Ninh Thuận. 

 

Doanh nghiệp được tự quyết định khoảng cách tiền lương giữa các bậc lương.  Mức lương ghi nhận ở từng bậc là mức lương theo công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Trước đây, Nghị định 49/2013/NĐ-CP  bắt buộc khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề nhau là tối thiếu 5%.  Sau đó Nghị định 145/2020/NĐ-CP và tiếp nối là Nghị định 74/2024NĐ-CP không còn bắt buộc quy định về khoảng cách giữa các bậc trong thang bảng lương mức thấp nhất là 0.5%, mà doanh nghiệp được tự quyết định mức chênh lệch giữa các bậc lương sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp. 

 

Không giới hạn xây dựng số bậc lương tối đa trong hệ thống thang bảng lương.  Bậc lương là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chính sách lương thưởng công bằng và hiệu quả trong mỗi doanh nghiệp.  Bậc lương được xây dựng để biểu thị các cấp độ thăng tiến về lương của người lao động.  Mỗi bậc lương sẽ tương ứng với một hệ số lương nhất định.  Người lao động đủ điều kiện nâng bậc lương sẽ nâng lên một bậc.  Các doanh nghiệp thường kết hợp hệ thống KPI và bậc lương để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động.  Pháp luật không giới hạn số bậc lương tối đa mỗi doanh nghiệp phải có nhưng phải xây dựng ít nhất 2 bậc.  Hiện nay thang bảng lương thường được các doanh nghiệp thường xây dựng từ 5 đến 15 bậc lương và mức lương ở bậc 1 không được thấp hơn lương tối thiểu vùng. 

 

Thang lương bảng lương là bắt buộc.  Doanh nghiệp phải xây dựng thang lương bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.  Trường hợp không xây dựng thang bảng lương, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động. Khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:  Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện : thang lương bảng lương, mức lao động , quy chế thưởng.  Không xây dựng thang lương bảng lương hoặc định mức lao động, không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức.  Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.  Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định.  Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm việc có giá trị như nhau.  

Xây dựng thang lương bảng lương nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của người lao động, là công cụ quản lý lao động của người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, cũng là cơ sở quản lý nhà nước về lao động ở từng địa phương, doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện đúng. 

Cùng tìm hiểu sâu hơn ở những bài viết tiếp theo.  Đừng quên theo dõi và cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích khác trên trang web của chúng tôi.  Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn:  info@letranlaw.com