Hỏi & Đáp liên quan đến Thi hành án
Q: Thời điểm nào thì phát sinh quyền yêu cầu thi hành án?
A: Về nguyên tắc, bản án, quyết định chỉ được thi hành sau khi có hiệu lực, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt liên quan đến vấn đề cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì dù chưa có hiệu lực và có khả năng bị kháng cáo, kháng nghị, bản án, quyết định vẫn có thể được thi hành ngay nếu có yêu cầu.
Q: Nếu như theo bản án hoặc quyết định của tòa án, bên A phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên B theo nhiều đợt với thời hạn khác nhau, nhưng hết thời hạn đợt 1 mà bên A vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ của mình, thì bên B có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với nghĩa vụ thanh toán cho toàn bộ thời gian hay không?
A: Người có quyền yêu cầu thi hành án phải thực hiện quyền này của mình trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực. Sau thời gian này, nếu không có yêu cầu thi hành án thì đương nhiên bị mất quyền, trừ trường hợp gặp trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng.
Q: Nếu như theo bản án hoặc quyết định của tòa án, bên A phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên B theo nhiều đợt với thời hạn khác nhau, nhưng hết thời hạn đợt 1 mà bên A vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ của mình, thì bên B có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với nghĩa vụ thanh toán cho toàn bộ thời gian hay không?
A: Không. Chỉ những nghĩa vụ nào đã đến hạn thì cơ quan thi hành án dân sự mới ra quyết định thi hành án đối với những nghĩa vụ đó; trừ trường hợp các bên thỏa thuận được việc thi hành một lần đối với toàn bộ nghĩa vụ có thời hạn khác nhau thì cơ quan thi hành án dân sự mới ra quyết định thi hành án chung cho toàn bộ nghĩa vụ.
Q: Khi người phải thi hành án trả tiền thì tiến hành trừ vào lãi chậm thi hành án trước hay trừ vào nợ gốc trước?
A: Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc bản án có quy định khác, khoản tiền thu được từ người phải thi hành án sẽ được sử dụng để thanh toán nợ gốc trước; sau đó, khi nợ gốc đã được thanh toán đầy đủ thì mới thanh toán tiếp tiền lãi phát sinh do chậm thi hành án.
Q: Người phải thi hành án có thời hạn bao lâu để tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình trong bản án?
A: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ về quyết định thi hành án, người phải thi hành án sẽ được tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình theo quyết định đó. Nếu người phải thi hành án không hoàn thành được các nghĩa vụ của mình trong 10 ngày này, cơ quan thi hành án sẽ có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với người phải thi hành án.
Q: Trong thời hạn bao lâu thì cơ quan thi hành án phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án?
A: Hạn chót để cơ quan thi hành án phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án là 10 ngày sau khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án đã nêu ở trên mà người phải thi hành án vẫn không hoàn thành được các nghĩa vụ của mình.
Bài viết này chứa đựng kiến thức pháp luật và thuật ngữ chuyên môn liên quan đến Luật Thi hành án , nếu quý đọc giả có thắc mắc hoặc cần trao đổi về chuyên môn liên quan đến thi hành án, các Luật sư Thi hành án của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tại info@letranlaw.com.