Nâng Tầm Quan Hệ Việt Nam Trung Quốc – Kỳ Vọng Mới Cho Phát Triển Kinh Tế Việt Nam
Quan hệ Việt – Trung từ lâu đã là mối quan hệ hợp tác hữu nghị gắn kết đặc biệt, cùng phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, an ninh, quốc phòng. Chính phủ việt Nam luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ Việt – Trung trong tổng thể các chính sách đối ngoại, coi trọng và ưu tiên chiến lược hàng đầu. Trung Quốc cũng luôn ủng hộ Việt Nam xây dựng và phát triển thành công chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình đất nước, sẵn sàng cùng Việt Nam không ngừng mở rộng và làm sâu sắc hơn sự hợp tác giữa hai bên.
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lại một một lần nữa khẳng định và củng cố quan hệ hữu nghị, truyền thống lâu đời giữa hai quốc gia, dân tộc. Một lần nữa đã nâng tầm mối quan hệ đã có giữa hai nước theo hướng ngày càng sâu sắc hơn, mở ra nhiều mối quan hệ hợp tác mới trong tương lai, góp phần vào sự phát triển của hai nước, vì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới. Mang đến một kỳ vọng mới cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Trung Quốc – Đối tác chiến lược hàng đầu của Việt Nam
Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia láng giềng có cùng “núi liền núi sông liền sông”. Sự phát triển bền vững, lành mạnh và ổn định của quan hệ Trung Quốc – Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, chiến lược đối với vận mệnh của hai dân tộc. Vì thế cả Việt Nam và Trung quốc đều coi trọng mối quan hệ này, coi sự phát triển của nhau là cơ hội cho sự phát triển của chính đất nước mình. Mong muốn cùng nhau thúc đẩy sự phát triển bền vững, ổn định của cả hai đất nước, cũng như duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới. Thúc đẩy phát triển và thịnh vượng phù hợp với lợi ích cơ bản của hai Đảng, sự hưng thịnh của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa.
Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại đang là điểm sáng hàng đầu trong tổng thể mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung. Người dân hai nước đã thu được những lợi ích hữu hình từ mối quan hệ chặt chẽ giữa hai quốc gia. Trung Quốc có vị thế là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường cung ứng hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam cũng đã vươn lên trở thành quốc gia có thị trường thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
Trung Quốc từ lâu đã là thị trường vô cùng to lớn với quy mô khổng lồ cho Việt Nam, là đối tác thương mại số 1 của Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc trong năm 2022 đạt hơn 176 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 57,9 tỷ USD, nhập khẩu đạt 118,6 tỷ USD. Báo cáo mới nhất từ số liệu thống kê được Tổng cục Hải quan công bố ngày 12.12.2023, tính đến hết tháng 11 năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 155,7 tỷ USD. Trung Quốc hiện là thị trường duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đạt mức tăng trưởng dương.
Trong tương lai, khi Việt Nam thâm nhập sâu càng vào thị trường khổng lồ Trung quốc, chinh phục được thị trường tỷ dân này thì Việt Nam sẽ có nền tảng phát triển bền vững, vững chắc để tiến sâu hơn vào các thị trường khác, sẽ có nhiều cơ hội gia nhập sâu hơn vào sân chơi quốc tế. Và cơ hội đã đến gần hơn, khoảng cách đó đã rút ngắn lại hơn sau chuyến viếng thăm này. Hoàn toàn có cơ sở khi khẳng định Trung Quốc luôn là thị trường tiềm năng, đối tác chiến lược hàng đầu của Việt Nam, được Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng và ưu tiên hàng đầu trang chính sách đối ngoại.
Lòng tin chiến lược sâu sắc
Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1991, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã có những bước phát triển đi lên, cả hai nước đều có những chính sách, chủ trương cụ thể nhằm để nâng cấp quan hệ song phương, thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện cùng phát triển. Việc duy trì tiếp xúc cấp cao là điểm nhấn của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung trong suốt 15 năm qua. Hai bên thường xuyên có sự giao lưu về mặt lý luận và học hỏi kinh nghiệm phát triển. Lòng tin chiến lược giữa hai nước được thể hiện qua sự lựa chọn đường lối chính sách của hai Đảng, hai nước. Việt Nam và Trung Quốc đều là nước Xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Về chiến lược, hai bên đều kiên trì con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là điểm nhấn quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, vừa là ý chí của hai Đảng cũng là nguyện vọng của nhân dân hai nước.
Lòng tin chiến lược một lần nữa được khẳng định qua 4 kiên trì được nêu lên trong tuyên bố chung nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình:
Kiên trì tin cậy lẫn nhau. Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước thường xuyên thăm lẫn nhau như họ hàng thân thiết. Cùng định hướng tổng thể cho phát triển quan hệ Trung – Việt thời đại mới từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn lâu dài, thúc đẩy quan hệ Trung – Việt xác lập định vị mới, bước vào giai đoạn mới. Cùng tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác cùng thắng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, kiên trì giải quyết bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình. Hai bên ủng hộ lẫn nhau trên các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi và mối quan tâm trọng đại của nhau, phối hợp mật thiết trong các cơ chế hợp tác quốc tế và khu vực.
Kiên trì hài hòa lợi ích. Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam nhập khẩu chính vào Trung Quốc. Nguyên liệu và thiết bị máy móc do Trung Quốc xuất khẩu đóng góp nhiều cho sự phát triển ngành chế tạo Việt Nam. Ngược lại doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư hình thành cụm ngành công nghiệp điện mặt trời nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam, nhà máy điện mặt trời và điện gió do doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư xây dựng đóng góp cho sự phát triển và chuyển đổi năng lượng của Việt Nam. Doanh nghiệp Trung Quốc cũng đầu tư xây dựng nhiều dự án nhà máy điện rác tại các địa phương như Hà Nội và Cần Thơ. Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông do doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng là đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam…
Kiên trì hữu nghị, thân thiết. Sự giao lưu thể hiện rõ trong 10 tháng đầu năm, có hơn 1,3 triệu lượt du khách Trung Quốc đến Việt Nam, khu du lịch hợp tác qua biên giới Trung – Việt thác Đức Thiên-Bản Giốc đã được đưa vào vận hành thí điểm. Những tác phẩm kinh điển truyền thống Trung Quốc được nhiều người dân Việt Nam biết đến, các tác phẩm truyền hình đương đại Trung Quốc cũng rất được người dân Việt Nam yêu thích. Nhiều ca khúc nhạc trẻ Việt Nam đang rất thịnh hành trên mạng xã hội Trung Quốc, ca sĩ Việt Nam nhận được số lượng lớn người hâm mộ Trung Quốc khi tham gia chương trình truyền hình giải trí của Trung Quốc.
Kiên trì đối xử chân thành. Hai nước nhấn mạnh kiên trì đối thoại hiệp thương, hòa bình hợp tác, kiên định giữ gìn chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế với cơ sở là tôn chỉ và nguyên tắc Hiến chương Liên Hợp Quốc. Ủng hộ, phối hợp mật thiết trong các cơ chế hợp tác quốc tế và khu vực. Trung Quốc và Việt Nam xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai mang ý nghĩa chiến lược sẽ thu hút càng nhiều quốc gia tham gia, mang đến năng lượng tích cực cho sự phát triển lâu dài và tình láng giềng hữu nghị của khu vực châu Á, đóng góp lớn hơn nữa cho sự hòa bình và phát triển của thế giới.
Những kỳ vọng mới cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam
Trung Quốc coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong ngoại giao láng giềng. Việt Nam khẳng định quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Tuyên bố chung của hai nước đã định vị vững chắc, làm sâu sắc thêm và nâng quan hệ song phương lên một tầm cao mới, đồng thời mở ra kỳ vọng mới cho Việt Nam phát triển:
Hiệu ứng lan tỏa trên nhiều lĩnh vực. Chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện (2008 – 2023). Đây là dịp ý nghĩa để hai nước làm sâu sắc hơn và phát triển quan hệ đối tác chiến lược ngày càng hiệu quả. Thành công của chuyến đi kỳ vọng mang đến “định vị mới” và “tầm mức mới” của quan hệ song phương hai nước. Hai nước sẽ làm sâu sắc hơn nữa khuôn khổ hợp tác cho tương lai lâu dài theo hướng bền vững, mang hiệu ứng lan tỏa trên tất cả các lĩnh vực là nhận định của các nhà lãnh đạo. Hợp tác đầu tư hai nước sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Tiềm năng phát triển của hai nước nằm ở rất nhiều lĩnh vực, kết nối chuỗi cung ứng những hàng hóa trong thế mạnh của mình cho đối tác… là cơ sở quan trọng để các địa phương, các doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực cùng triển khai.
Kỳ vọng về những kết quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực. Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ xác định những phương hướng, trọng tâm cũng như những biện pháp cụ thể nhăm tăng cường thực chất trên các lĩnh vực, đáp ứng lợi ích của cả hai bên, tạo cơ sở hợp tác hiệu quả. Với những nỗ lực chung, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc sẽ bước vào một giai đoạn mới với sự tin cậy lẫn nhau về chính trị lớn hơn, hợp tác an ninh vững chắc hơn, hợp tác sâu sắc hơn cùng có lợi, sự ủng hộ mạnh mẽ hơn của người dân, phối hợp đa phương chặt chẽ hơn và xử lý tốt hơn các khác biệt, tạo bước đệm khiến các bên xích lại gần nhau hơn, tìm được tiếng nói chung. Hai bên sẽ thực hiện tốt “Kế hoạch hợp tác kết nối giữa khuôn khổ Hai hành lang, một vành đai với Sáng kiến Vành đai và Con đường”.
Các nhà đầu tư Trung Quốc tăng tốc đầu tư vào Việt Nam. Hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư ngày càng đi vào chiều sâu. Trong vòng 5 năm qua, Trung Quốc luôn là một trong top quốc gia có lượng đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Các số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại của Việt Nam và Trung Quốc cũng khẳng định vị thế của Trung Quốctrong phát triển kinh tế Việt Nam. Việt Nam đã nỗ lực vươn lên trên chuỗi giá trị trong nhiều năm và những nỗ lực này đã được đền đáp trong những năm gần đây. Hai bên đạt nhiều thành quả trong việc xây dựng đường biên giới trên bộ Việt Nam – Trung Quốc hòa bình, hữu nghị và hợp tác, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội các địa phương biên giới hai bên. Gần 60 tỉnh thành của Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương Trung Quốc. Điều này đã đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa và tái lập nhà máy của các nhà sản xuất điện tử đa quốc gia bên ngoài Trung Quốc đến Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Việt Nam sẽ đón các làn sóng đầu tư lớn đến từ Trung Quốc nhiều hơn.
Duy trì, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển Việt – Trung, đóng góp tích cực cho khu vực và thế giới, là lợi ích chung của hai nước. Chúng ta có cơ sở để tin tưởng và kỳ vọng Tuyên bố chung sẽ đi vào thực tiễn, phát huy ý nghĩa chiến lược trong giai đoạn mới.
Cùng tìm hiểu sâu hơn ở những bài viết tiếp theo. Đừng quên theo dõi và cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác trên trang web của chúng tôi. Khi cần, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn: info@letranlaw.com