Những chuyến bay nhân ái và đoạn kết của những kẻ thừa nước đục thả câu
“Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai!” câu nói cũng là thông điệp thể hiện sự kiên quyết của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc xử lý mạnh mẽ, nghiêm minh hành vi tham nhũng tiêu cực trong một bộ phận các bộ đảng viên. Năm 2022, hàng loạt cán bộ từ trung ương đến địa phương rơi vào vòng lao lý vì tham nhũng. Con số cán bộ bị bắt lên đến hàng trăm người. Từng giữ vai trò cầm cân nảy mực trong xã hội, vậy mà một số lãnh đạo chỉ nói đúng đường lối, nhưng lại làm sai nghị quyết, làm trái pháp luật, trái đạo đức, lừa đảo nhân dân. Trên cương vị lãnh đạo của mình, bằng những thủ đoạn tinh vi, họ lợi dụng để thu lợi bất chính.
Cùng với đại án tham nhũng test kit Việt Á của ngành Y, trong đại dịch Covid 19 kinh hoàng, “Những chuyến bay giải cứu” đưa người Việt từ các nước trở về cũng là cơ hội để kẻ tham nhũng tại Bộ Ngoại giao và ngành, địa phương liên quan thu tóm lợi nhuận. Mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của một chính sách nhân đạo bị chính những người mang trọng trách thực hiện làm hoen ố. Vì lợi ích của mình và phe nhóm mình, họ đã đứng trên lợi ích của cả dân tộc.
Và họ phải trả giá cho hành động đi ngược lại lời thề danh dự của bản thân, của người đảng viên cộng sản, như một kết cục tự nhiên. Những vi phạm nghiêm trọng liên tục bị đưa ra ánh sáng là cái kết tất yếu dành cho những kẻ đã thừa nước đục thả câu.
Những chuyến bay của lòng nhân ái và sự thật bẽ bàng
Còn nhớ những tháng đầu năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát quy mô rộng trên khắp toàn cầu, hàng trăm ngàn người Việt đang ở nước ngoài bị kẹt lại không thể về nước. Họ ở trong những hoàn cảnh rất khác nhau: lao động hết hạn hợp đồng, mất việc, học sinh, sinh viên đi du học hoặc đã học xong và gặp khó khăn về nơi ở, người đi công tác ngắn hạn bị mắc kẹt gặp khó khăn về nơi ở và tài chính, người già trên 60 tuổi mắc bệnh lý nền, khách du lịch, thăm thân nhân, chữa bệnh hết hạn visa… Trước trực trạng đó, Nhà nước đã đứng ra tổ chức những chuyến bay nhằm đưa những người có hoàn cảnh nói trên về nước. Việc tổ chức những chuyến bay được gọi tên là “giải cứu” đưa người Việt Nam về nước có ý nghĩa hết sức nhân đạo, nhân văn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nuốc dành cho tất cả công dân của đất nước cho dù đang ở bất cứ nơi đâu.
Theo số liệu từ Bộ Công an, có gần 2.000 chuyến bay giải cứu đã được thực hiện, với khoảng 200 nghìn người Việt Nam từ 60 nước trên thế giới được trở về nước an toàn. Trong giai đoạn cả thế giới rúng động do đại dịch COVID-19, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam cũng đang vật lộn với dịch bệnh ở hầu khắp mọi miền, thời điểm ấy, để thực hiện một chuyến bay giải cứu là cả quy trình vô cùng phức tạp. Điều này cũng minh chứng cho những nỗ lực vượt bậc và sự đồng lòng của Nhà nước nói riêng, sự cố gắng, nỗ lực của cả dân tộc người dân Việt Nam nói chung hướng đến bà con nơi xa đang nóng lòng về lại quê nhà.
Là những chuyến bay nhân đạo, nhưng chi phí trả cho những chuyến bay cũng rất đắt và phải sắp xếp chờ đợi. Dù biết thế nhưng để được đảm bảo an toàn, nhiều người không ngần ngại chấp nhận để được về nước. Thế nhưng, chính người dân cũng không ngờ rằng mình bị lợi dụng để trục lợi với số tiền hàng chục tỉ đồng, hàng trăm ngàn USD bởi những người đảm nhiệm chức trách bảo hộ, hỗ trợ công dân trong tình cảnh ngặt nghèo ấy. Chính sách tốt đẹp, mang ý nghĩa nhân đạo, nhân văn đó, bị những cán bộ, đảng viên, những người mang trọng trách là công bộc của dân đã móc ngoặc với nhau để tư lợi cá nhân, kiếm chác trên nỗi lo sống còn của người dân.
Ngay từ khi những chuyến bay giải cứu công dân Việt ở nước ngoài được tiến hành, dư luận và người Việt ở nước ngoài đã ngạc nhiên vì sao mang danh là những chuyến bay giải cứu, có tính nhân đạo nhưng giá vé lại quá đắt. Điển hình, tại thời điểm đó, giá vé máy bay của Vietnam Airlines từ Canada và Mỹ về Việt Nam dao động từ 52 – 58 triệu đồng/vé, tức cao gấp đôi so với mức giá trước đây chỉ khoảng 25 – 30 triệu đồng/vé. Tương tự, giá vé máy bay từ Hàn Quốc và Úc về Việt Nam cũng lên tới 18 – 20 triệu đồng/vé… Dù có mức giá cao như vậy nhưng với các chuyến bay giải cứu, không phải có tiền là mua được vé, phải “quen biết” hoặc “đi cửa sau” mới có. Đây là kẻ hở, là cơ hội để các kẻ có chức trách trục lợi. Các hãng bay khẳng định không đặt nặng vấn đề lợi nhuận với các chuyến bay giải cứu, giá vé cao là do phát sinh nhiều chi phí và những quy định khắt khe về phòng chống dịch.
Từ lời kêu cứu lan truyền trên mạng, từ các nhóm người lao động ở nhiều nơi ngoài nước. Những người này, mất việc, mất nơi ở, kiệt quệ đến cả đồ ăn thức uống, hết tiền, sống nhờ sự cưu mang của chùa Việt Nam hay của cộng đồng người Việt tại nước ngoài, lay lắt chờ giải cứu… Sau nhiều tháng vào cuộc điều tra, Ngày 27/01/2022, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án nhận hối lộ xảy ra tại các cơ quan Chính phủ Việt Nam, bốn bị can tại Cục Lãnh sự bị bắt giam về tội nhận hối lộ gồm cục trưởng, phó cục trưởng, chánh văn phòng và một phó phòng, đánh dấu thời điểm “cất lưới” một trong những vụ tiêu cực có quy mô và tính chất phức tạp nhất từ trước tới nay.
Cái giá phải trả của những kẻ thừa nước đục thả câu!
Tính đến thời điểm hiện tại, Sau 1 năm kể từ thời điểm cất lưới, đến nay đã có 41 người bị khỏi tố, bắt tạm giam tại 9 bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp có liên quan. Tại cuộc họp báo hồi cuối tháng 6-2022, Người phát ngôn Bộ Công an, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, với gần 2.000 chuyến bay giải cứu người Việt từ nước ngoài trong chiến dịch “giải cứu”, sau khi trừ các chi phí, mỗi chuyến bay các bị can thu lợi bất chính hàng tỷ đồng, số tiền đưa, nhận hối lộ trong vụ án lên đến hàng chục tỷ đồng và hàng trăm ngàn USD. Qua quá trình điều tra, các bị can đã tự nguyện nộp khắc phục hậu quả 80 tỷ đồng. Từ Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, cơ quan điều tra các bị can đang công tác tại các Bộ gồm: Bộ Giao thông vận tải; Bộ Công an; Bộ Y tế; Văn phòng Chính phủ; Ban Đối ngoại Trung ương điều tra về các tội: đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tội hối lộ. Ở nhóm tội danh đưa hối lộ theo Điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 chủ là các bị can làm việc tại công ty du lịch hoặc nghề nghiệp tự do như: Nguyễn Diệu Mơ – TGĐ Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình; Nguyễn Tường Vi – Giám đốc công ty TNHH tư vấn và đầu tư ATA Việt Nam, Phạm Bích Hằng – Giám đốc Công ty Cổ phần Vina Mi Chi, Nguyễn Thế Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Sang Trọng, Đào Minh Dương – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vijasun, Nguyễn Thị Hiền – Lao động tự do.
Tội Môi giới hối lộ . Góp phần môi giới hối lộ, bà Phạm Thị Kim Ngân – Cán bộ phòng trị sự tạp chí Thanh tra đã bị phạt về tội môi giới hối lộ theo Điều 365 Bộ Luật Hình sự 2015.
Tội nhận hối lộ. Với cáo buộc nhận hối lộ quy định tại Điều 354 Bộ Luật Hình sự, cơ quan điều tra khởi tố các bị can: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng; ông Vũ Hồng Nam, cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản; ông Nguyễn Quang Linh, Trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực; ông Trần Văn Dự, nguyên Cục phó Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, bà Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng Cục Lãnh sự; Đỗ Hoàng Tùng, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự; Lê Tuấn Anh, Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự; Lưu Tuấn Dũng, Phó phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự; Phạm Trung Kiên, chuyên viên Vụ trang thiết bị và Công trình y tế Bộ Y tế ; ông Vũ Anh Tuấn, nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an; ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam…
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị vướng tội này có bà Lê Thị Ngọc Anh – Chuyên viên phòng nhà khách Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao, Bùi Huy Hoàng – Cán bộ Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, Trần Thị Hoàng Anh – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ & Du lịch Nhi Anh; Phạm Bá Sơn Hoàng Anh Kiếm và Nguyễn Thị Hiền – Lao động tự do do vi phạm điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn. Các bị can bị khởi tố tội llowij dụng chứ vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 365 Bộ Luật Hình sự Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: Ông Trần Việt Thái – Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, Nguyễn Hoàng Linh – Cán bộ tại Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia; Bà Nguyễn Lê Ngọc Anh – Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia.
Nhận định về vụ án, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết: Các bị can trong vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và các đơn vị, địa phương hoạt động rất tinh vi. Và chắc chắc sẽ còn thêm nữa nhũng kẻ tham nhũng sẽ bị đưa ra trừng trị theo pháp luật.
Xâu chuỗi những vi phạm, có thể khẳng định, nguyên nhân sâu xa của tham nhũng chính là sự tha hóa phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Họ lợi dụng những chủ trương, chính sách nhân văn, nhân ái để trục lợi, vun vén cá nhân, kiếm chác cho đầy túi tham. Lý ra, với cương vị của mình họ phải làm gương, chống lại chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, quan liêu, tham nhũng. Nhưng không, bản thân họ đã đi ngược lại lời thề của chính mình, bội ước với lời tuyên thệ thiêng liêng trước khi đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Hai cuộc tham nhũng với quy mô rất lớn chưa từng có xảy ra bị phanh phui cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng hiện tại rất cam go. Tham nhũng không còn rời rạc, đơn lẻ mà có sự liên minh chặt chẽ. Không những gây tổn hại về mặt kinh tế mà còn gây chấn động cả về mặt chính trị. Đây mới là điều thật sự đáng sợ.
Có thể nhận thấy, những cán bộ, đảng viên mưu đồ mượn gió bẻ măng, thừa cơ hội nước đục thả câu, núp sau các chủ trương chính sach để trục lợi, làm giàu bất chính… rồi cũng sẽ phải nhận hình phạt xứng đáng. Đó cũng là bài học cho những người đang nắm giữ trọng trách suy ngẫm để không phải ân hận khi đã quá muộn…
Đừng quên theo dõi và cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích khác trên trang web của chúng tôi. Khi cần, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn: info@letranlaw.com