Quy Định Pháp Luật Về Giao Dịch Nội Gián, Lạm Dụng Thị Trường, Và Hoạt Động Ngân Hàng Bất Hợp Pháp Tại Việt Nam

Stephen Le

Tính toàn vẹn của các thị trường tài chính là nền tảng của sự ổn định kinh tế và niềm tin của nhà đầu tư. Tại Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng của ngành tài chính đã mang đến cho Việt Nam các cơ hội mới cũng như những rủi ro vô cùng lớn. Nhận ra được nhu cầu quan trọng trong việc duy trì tính minh bạch và hoạt động công bằng, Bộ Luật Hình sự năm 2015 của Việt Nam đã quy định một khung pháp lý chặt chẽ để giải quyết các vấn đề về giao dịch nội gián, lạm dụng thị trường, và các hoạt động ngân hàng bất hợp pháp.    

Những hành vi  vi phạm này, từ việc lợi dụng thông tin mật để trục lợi cá nhân đến  những động thái thao túng thị trường, đe dọa  lòng tin mà các hệ thống tài chính đang dựa vào. Khi Việt Nam tăng cường  vị thế thúc đẩy hội nhập toàn cầu hóa, các doanh nghiệp phải  đổi mới  môi trường pháp lý ngày càng phức tạp để bảo vệ hoạt động của họ và duy trì việc tuân thủ pháp luật.    

Bài viết này xem xét các quy định pháp lý  xoay quanh những hành vi  vi phạm trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam, tìm hiểu những hình phạt đối với các hành vi vi phạm, và đưa ra các biện pháp mà các doanh nghiệp có thể thực hiện để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật.  

Giao dịch nội gián và lạm dụng thị trường là gì? 

Giao dịch nội gián 

Giao dịch nội gián đề cập đến việc lạm dụng thông tin quan trọng chưa được công khai để mua bán chứng khoán, mang lại lợi ích bất chính cho người giao dịch. Theo quy định tại Điều 210 của Bộ Luật Hình sự năm 2015 Việt Nam, giao dịch nội gián là tội phạm nghiêm trọng bao gồm các hành vi sau đây: 

  • Sử dụng thông tin mật để thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán. 
  • Chia sẻ thông tin nội bộ để mang lại lợi ích cho một bên khác. 
  • Tạo điều kiện thuận lợi để các bên khác thực hiện giao dịch mua bán dựa trên thông tin chưa được công khai. 

Lạm dụng thị trường 

Việc lạm dụng thị trường làm suy  giảm lòng tin của nhà đầu tư và gây rối loạn sự ổn định tài chính. Việc này bao gồm những hành vi như thao túng giá  thị trường chứng khoán và phát tán thông tin sai lệch. Các hình thức lạm dụng thị trường chính gồm có:  

  • Thao túng giá: Tạo ra nhu cầu giả để thổi phồng giá cổ phiếu. 
  • Làm giả tài liệu: Sử dụng thông tin sai lệch trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán, như được quy định tại Điều 211 và 212. 

 

Những hành vi phạm tội và các hình phạt chính 

Bộ Luật Hình sự năm 2015 Việt Nam  quy định về hậu quả pháp lý nghiêm  ngặt đối với giao dịch nội gián, lạm dụng thị trường, và các vi phạm trong hoạt động ngân hàng, với các hình phạt được đưa ra nhằm ngăn chặn hành vi  vi  phạm trong lĩnh vực tài chính.  

Giao dịch nội gián  

Giao dịch nội gián,  căn cứ theo quy định tại Điều 210 Bộ luật Hình sự năm 2015, xảy ra khi các cá nhân lợi dụng thông tin mật để trục lợi cá nhân, gây bất lợi cho các nhà đầu tư khác. 

Các yếu tố chính bao gồm: 

  • Thu lợi bất chính hoặc tránh được tổn thất: Thu lợi tài chính thông qua thông tin nội bộ.
  • Tổn hại hà đầu tư: Gây tổn hại đến lợi ích của các bên liên quan khác bằng cách lạm dụng thông tin nội bộ. 

Hình phạt: 

  • Phạt tiền lên đến 1 tỷ VNĐ. 
  • Phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. 
  • Cấm hành nghề hoặc đảm nhiệm các chức vụ chuyên môn quan trọng trong thời gian lên đến 5 năm.  

Thao túng thị trường  

Tội thao túng thị trường chứng khoán,  căn cứ theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự năm 2015, bao gồm những hành vi như gia tăng khối lượng giao dịch một cách giả tạo hoặc lan truyền dữ liệu sai lệch để lừa dối nhà đầu tư. 

Ví dụ về những hành vi thao túng: 

  • Sử dụng giao dịch giả để gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. 
  • Phát tán báo cáo tài chính sai lệch để thay đổi hành vi thị trường. 

Hình phạt: 

  • Phạt tiền thu lợi bất chính vượt quá 500 triệu VNĐ. 
  • Phạt tù đến 7 năm. 
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định.  

Hoạt động ngân hàng bất hợp pháp  

Hành vi phạm tội trong hoạt động ngân hàng,  căn cứ theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015, bao gồm những hành vi  gian lận báo cáo tài chính hoặc không được phép thực hiện. 

Vi phạm phổ biến như: 

  • Trình bày thông tin sai lệch trong các giao dịch ngân hàng. 
  • Thành lập các quỹ bất hợp pháp để phục vụ các mục đích bất chính. 

Hình phạt: 

  • Phạt tiền dựa trên mức độ thiệt hại tài chính đã gây ra. 
  • Phạt tù tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi  vi phạm.  

 

Khung pháp lý và cơ chế thực thi pháp luật tại Việt Nam  

Khung pháp lý để xử lý giao dịch nội gián, lạm dụng thị trường, và các vi phạm trong hoạt động ngân hàng của Việt Nam  căn cứ theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)Luật Chứng khoán năm 2019. Những luật này xác định phạm vi  vi phạm của hành vi phạm tội trong hoạt động tài chính và quy định các hình phạt nghiêm khắc  nhằm duy trì tính toàn vẹn của thị trường.    

Các quy định pháp lý quan trọng 

 Bộ Luật Hình sự 2015: 

  • Điều 210: Quy định về giao dịch nội gián,  những hành vi phạm tội như sử dụng hoặc chia sẻ thông tin chưa được công khai để giao dịch chứng khoán. 
  • Điều 211: Quy định về hành vi thao túng thị trường, bao gồm báo cáo tài chính sai lệch và khối lượng giao dịch giả tạo. 
  • Điều 206: Tập trung vào hành vi vi phạm trong hoạt động ngân hàng, cụ thể là những hành vi gian lận. 

Luật Chứng khoán 2019: 

Luật này cung cấp khung pháp lý toàn diện về giao dịch chứng khoán, nhấn mạnh tính minh bạch, thực tiễn công bằng, và việc kiểm soát thị trường.  

Các cơ quan thực thi pháp luật 

Việt Nam áp dụng  cơ chế phối hợp trong quản lý (cho phép nhiều cơ quan tham gia) để thực thi những quy định này: 

  • Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC): Giám sát giao dịch chứng khoán và đảm bảo việc tuân thủ Luật Chứng khoán.
  • Bộ Công an: Điều tra các tội phạm tài chính phức tạp, bao gồm hành vi lạm dụng thị trường và giao dịch nội gián. 
  • Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm Sát Nhân dân: Truy tố các hành vi phạm tội trong hoạt động tài chính và đảm bảo các hình phạt được áp dụng phù hợp. 

Những điều chỉnh gần đây nhất 

Những sửa đổi, bổ sung trong luật pháp Việt Nam hiện nay  nhằm mục đích điều chỉnh các quy định pháp luật trong nước sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Việc tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế như INTERPOL và ASEANAPOL thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc  đẩy lùi các tội phạm tài chính xuyên biên giới.  

Khung pháp lý này không những giúp đặt nền tảng cho việc  quy định và xử phạt hành vi  vi phạm trong hoạt động tài chính mà còn đóng vai trò như một biện pháp răn đe quan trọng, nhằm đảm bảo các doanh nghiệp luôn hoạt động trong phạm vi tuân thủ pháp luật.  

 

Tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật

Việc không tuân thủ pháp luật về giao dịch nội gián, lạm dụng thị trường, hoặc hoạt động ngân hàng bất hợp pháp có thể mang đến những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm: 

  • Hình phạt pháp lý: Các doanh nghiệp và cá nhân có thể phải đóng các khoản tiền phạt rất lớn, bị phạt tù, hoặc bị cấm hành nghề.
  • Tổn hại danh tiếng: Các cáo buộc về hành vi  vi phạm trong hoạt động tài chính làm xói mòn lòng tin của các nhà đầu tư, khách hàng, và các bên liên quan.  
  • Rủi ro đối với hoạt động kinh doanh: Các cuộc điều tra theo quy định pháp luật có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, khiến cho tài sản bị đóng băng, hoặc bị tước giấy phép kinh doanh. 

Chủ động tuân thủ pháp luật không những giúp giảm thiểu rủi ro mà còn giúp tạo dựng niềm tin của các bên liên quan, củng cố sự thành công lâu dài trong kinh doanh. 

Khung pháp lý  theo Bộ luật Hình sự Khung pháp lý của Việt Nam theo Bộ luật Hình sự năm 2015 Việt Nam áp dụng đối với giao dịch nội gián, lạm dụng thị trường, và hoạt động ngân hàng bất hợp pháp phản ánh cam kết cứng rắn của Việt Nam trong việc bảo vệ tính toàn vẹn của thị trường và niềm tin của nhà đầu tư. Bằng cách thực thi các hình phạt nghiêm khắc theo Bộ luật Hình sự 2015, mục tiêu của Việt Nam là ngăn chặn hành vi sai phạm trong hoạt động tài chính và thúc đẩy  vấn đề đạo đức kinh doanh. Đối với những công ty hoạt động tại Việt Nam, việc hiểu rõ những quy định này không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là một yêu cầu chiến lược. Việc triển khai các chính sách tuân thủ chặt chẽ, thực hiện các cuộc kiểm tra định kỳ, và tận dụng công nghệ là những biện pháp thiết yếu giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tuân thủ pháp luật trong hoạt động tài chính.    

Việc tuân thủ quy định pháp luật nghiêm ngặt trong ngành tài chính của Việt Nam không chỉ đơn thuần là một yêu cầu pháp lý mà còn là nền tảng để duy trì tính liêm chính của doanh nghiệp và niềm tin của nhà đầu tư. Tại Công ty Luật TNHH MTV Lê & Trần, chúng tôi chuyên đưa ra những hướng dẫn pháp lý  có tính chuyên môn cao được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và bối cảnh, tình hình kinh tế cụ thể của các doanh nghiệp đang  gặp phải sự phức tạp của quy định pháp luật về giao dịch nội gián, lạm dụng thị trường, và hoạt động ngân hàng bất hợp pháp. Với chuyên môn của chúng tôi, quý vị có thể giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tuân thủ pháp luật, và duy trì được danh tiếng  và thương hiệu cá nhân bền vững. Để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email info@letranlaw.com.