Quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự như thế nào?

THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH – NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT!

Vania Van

Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp sẽ được phép tiến hành khi thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự còn hiệu lực. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là căn cứ tiên quyết để xác định các khiếu kiện có còn hay không quyền khởi kiện.

Khi xác định thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính, ngoài việc căn cứ vào từng đối tượng khởi kiện hành chính, Tòa án còn phải căn cứ vào thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện và thời điểm kết thúc thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự. Khi hết thời hiệu khởi kiện thì chủ thể sẽ mất quyền khởi kiện.

Do vậy, xác định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là một trong những công việc tối quan trọng cho người khởi kiện khi thực hiện chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án. Hiểu và nắm rõ quy định pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là rất cần thiết để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mình.

Những điều cần biết về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được chia sẻ trong bài viết này sẽ rất hữu ích cho bạn.

Hiểu rõ thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi của bản thân khi tiến hành kiện tụng

Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là gì?

Theo quy định tại Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015, bổ sung bởi khoản 7 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ khi nào?

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự đối với từng trường hợp được quy định như sau:

  • 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc
  • 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước.
  • Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.

Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được quy định như sau:

  • 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
  • 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
Quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự như thế nào?

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự theo từng trường hợp sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật

> Bài viết liên quan: Thời Hiệu Khởi Kiện Vụ Án Dân Sự Được Quy Định Như Thế Nào

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự không áp dụng trong trường hợp nào?

Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự.

Các quy định của Bộ luật dân sự về cách xác định thời hạn, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được áp dụng trong tố tụng hành chính.

Thời hiệu khởi kiện trong tố tụng hành chính

Khiếu nại là việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hình chính, hành vi hành chính mà cơ quan có thẩm quyền đã ban hành.

Theo quy định tại Điều 330 116 Luật Tố tụng hành chính 2015, thời hiệu khiếu nại trong tố tụng hành chính là 10 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.

Thời gian nào không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự?

Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy định nêu trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự.

> Xem thêm: Quy Trình Tố Tụng Dân Sự Tại Việt Nam. Những Điều Bạn Cần Biết

Ai có quyền khởi kiện vụ án hành chính?

Những ai được quyền khởi kiện vụ án hành chính? Căn cứ vào Điều 115 Luật Tố tụng hành chính 2015, sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019, những đối tượng có quyền khởi kiện vụ án hành chính là:

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.

Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự về danh sách cử tri trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó.

Quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự như thế nào?

Bất kỳ ông dân và tổ chức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước sự vi phạm của các cơ quan hành chính đều có quyền khởi kiện

Ai sẽ ghi biên bản trong phiên tòa hành chính?

Biên bản phiên tòa là một loại văn bản tố tụng ghi nhận lại mọi diễn biến, ý chí quan điểm của các bên tại phiên tòa. Văn bản có ý nghĩa rất quan trọng do chính cơ quan xét xử lập, nhằm giúp cơ quan tiến hành tố tụng dựa vào đó để xem xét vụ án một cách công bằng và chính xác.

Trong nhiều trường hợp, kết quả xét xử có thể thay đổi, bản án bị hủy hay sửa đổi chính là nhờ những tình tiết, chứng cứ được thể hiện trong Biên bản phiên tòa. Theo quy định tại Điều 166 Luật Tố tụng hành chính 2015, Biên bản phiên tòa phải ghi đầy đủ các nội dung sau đây:

  • Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tron quyết định có ghi rõ ngày tháng năm mở phiên tòa, việc xét xử công khai hay xử kín, tên địa chỉ người tham gia tố tụng, họ tên của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên dự khuyết nếu có, nội dung khởi kiện.
  • Mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa.
  • Các câu hỏi, câu trả lời và phát biểu tại phiên tòa.
  • Các nội dung khác phải được ghi vào biên bản phiên tòa theo quy định của Luật này.

Việc ghi biên bản phiên tòa một cách đầy đủ và chính xác là trách nhiệm của Thư ký phiên tòa.

Sau khi kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử phải kiểm tra biên bản, Chủ tọa phiên tòa và Thư ký phiên tòa ký vào biên bản. Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận.

Nơi tổ chức phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính

Điều 150 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định nơi tổ chức phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính. Theo đó, địa điểm tổ chức phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính được tổ chức tại trụ sở Tòa án hoặc có thể ngoài trụ sở Tòa án nhưng phải bảo đảm tính trang nghiêm và hình thức phòng xử án quy định tại Điều 151 của Luật Tố tụng Hành chính 2015, phải đảm bảo có:

  • Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được treo chính giữa phía trên phòng xử án và phía trên chỗ ngồi của Hội đồng xét xử.
  • Phòng xử án phải có các khu vực được bố trí riêng cho Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, những người tham gia tố tụng khác và người tham dự phiên tòa.

Luật sư tư vấn và tham gia tố tụng trong vụ án hành chính

Vai trò của luật sư đã được ghi nhận và có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi luật sư không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm mà còn góp phần vào việc bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế xã hội.

Quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự như thế nào?

Luật sư đóng vai trò cốt lõi trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến vụ án hành chính

Theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Tố tụng hành chính 2015 thì đương sự có thể tự mình hoặc nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Luật sư trong vụ án hành chính tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có những trách nhiệm sau:

  • Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện và thụ lý án hành chính hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng hành chính.
  • Trực tiếp trao đổi, thu thập, phân loại tài liệu, phân loại chứng cứ và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, cũng như định hướng bảo vệ khách hàng trước cơ quan tố tụng và cơ quan hành chính.
  • Nghiên cứu hồ sơ vụ án và ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai.
  • Tham gia phiên tòa, phiên họp, sử dụng kỹ năng tranh tụng để đưa ra các yêu cầu cụ thể dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nhằm bảo vệ quyền và lêei ích hợp pháp của bên đi kiện. Trong trường hợp luật sư không tham gia được thì gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét.
  • Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác.
  • Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tòa án.
  • Nghiên cứu xem bản án, quyết định do tòa phúc thẩm tuyên có đúng pháp luật không? Có cơ sở để đề nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án không? Trong trường hợp nhận thấy vụ án có cơ sở giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì luật sư tư vấn và soạn thảo đơn đề nghị kháng nghị vụ án và gửi đơn đó cho chánh án tòa án nhân dân và viện trưởng viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng tham gia quá trình giải quyết việc khiếu nại, vụ án hành chính đối với trường hợp đại diện.
  • Tư vấn thi hành bản án, quyết định của tòa án. Sau khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, luật sư sẽ tư vấn thực hiện các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự của một vụ án hành chính đặc biệt quan trọng. Những điều cần biết về thời hiệu khởi kiện hành chính mà chúng tôi lưu ý sẽ rất hữu ích cho các bạn. Hiểu về quy định của thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự cùng hợp tác với các chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý để đảm bảo quyền lợi của mình được bảo vệ tốt nhất.

Đừng quên theo dõi và cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác trên trang web của chúng tôi. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn: info@letranlaw.com