Tính Khả Thi Của Các Điều Khoản Trọng Tài Trong Hợp Đồng Tại Việt Nam

Stephen Le

Trọng tài là một phương pháp giải quyết tranh chấp ngày càng phổ biến được sử dụng trong các hợp đồng thương mại để tránh thủ tục pháp lý tại Tán kéo dài. Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã đưa các điều khoản trọng tài vào hợp đồng của họ, với niềm tin rằng các điều khoản này mang đến một giải pháp nhanh hơn, bảo mật hơn, và căn cứ nhiều vào kiến thức chuyên môn đa ngành để thay thế cho phương thức tố tụng truyền thống. Tuy nhiên, không phải tất cả các điều khoản trọng tài đều tự dộng có giá trị thi hành, và một số điều khoản có nguy cơ bị thách thức hoặc bị Tòa án tuyên vô hiệu.

Bài viết này khai thác khung pháp lý điều chỉnh thủ tục trọng tài tại Việt Nam, khả năng thực thi của các điều khoản trọng tài, các thách thức phổ biến trong quá trình thực thi, và những thực tiễn tốt nhất để đảm bảo tính hợp lệ.

 

Điều khoản trọng tài là gì? 

Điều khoản trọng tài là một điều khoản hợp đồng  quy định các bên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thay vì  tranh tụng tại Tòa. Điều khoản này thường được tìm thấy trong các hợp đồng thương mại, hợp đồng liên doanh, hợp đồng xây dựng, và hợp đồng thương mại quốc tế.  

Các lợi ích chính của các điều khoản trọng tài: 

  • Tính bảo mật: Không giống như các phiên xét xử tại Tòa, thủ tục tố tụng trọng tài được tiến hành một cách riêng tư,.bảo mật.  
  • Quy trình giải quyết nhanh hơn: Thủ tục trọng tài có thể diễn ra nhanh hơn so với các vụ kiện theo phương thức truyền thống kéo dài. 
  • Người ra quyết định có chuyên môn về lĩnh vực cụ thể: Các trọng tài viên có chuyên môn về lĩnh vực cụ thể sẽ được giao xử lý các tranh chấp. 
  • Khả năng thực thi các điều khoản trọng tài xuyên biên giới: Việt Nam bên tham gia ký kết Công Ước New York (1958), và việc này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các điều khoản trọng tài trên phạm vi quốc tế. 

Mặc dù thủ tục trọng tài mang đến những lợi ích kể trên, thế nhưng hiệu quả của thủ tục trọng tài tùy thuộc vào việc  điều khoản trọng tài có   giá trị pháp lý  hay không và có thể được thực thi theo luật Việt Nam hay không.  

 

Khung pháp lý về thủ tục trọng tài tại Việt Nam 

Thủ tục trọng tài tại Việt Nam được điều chỉnh theo Luật Trọng tài Thương mại (2010) và các hiệp ước quốc tế như Công Ước New York (1958). Các quy định chính gồm có: 

  • Thủ tục trọng tài trong nước: Được  điều chỉnh theo Luật Trọng tài Thương mại, với các tranh chấp thường được giải quyết bởi các tổ chức như Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).
  • Thủ tục trọng tài quốc tế: Được công nhận cho các hợp đồng xuyên biên giới có tính đa quốc gia, với điều kiện là điều khoản trọng tài phải  đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý của Việt Nam.  
  • Tòa án công nhận phán quyết trọng tài:  Tòa án Việt Nam công nhận và  cho thi hành cả các phán quyết trọng tài trong nước và phán quyết trọng tài nước ngoài, với điều kiện là chúng không vi phạm chính sách công của Việt Nam. 

Những quy định pháp luật nêu trên giúp thiết lập thủ tục trọng tài thành một cơ chế giải quyết tranh chấp hợp pháp, tuy nhiên không phải tất cả các điều khoản đều sẽ được  công nhận và cho thi hành sau khi được xem xét kỹ lưỡng. 

 

Khi nào một điều khoản Trọng tài có thể được thực thi? 

Để một điều khoản trọng tài có hiệu lực pháp  luật  và có thể được thực thi tại Việt Nam thì điều khoản đó phải đáp ứng các điều kiện sau đây: 

  • Thỏa thuận bằng văn bản: Điều khoản trọng tài phải được lập bằng văn bản và được quy định rõ trong hợp đồng. 
  • Ý định rõ ràng về việc chọn thủ tục trọng tài: Điều khoản đó phải nêu yêu cầu rõ ràng  các tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọng tài và loại trừ việc Giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
  • Trung tâm trọng tài  có thẩm quyền: Trung tâm trọng tài được lựa chọn (ví dụ như VIAC, ICC, SIAC) phải được chỉ định phù hợp trong điều khoản trọng tài.
  • Xác định phạm vi của các tranh chấp: Điều khoản đó phải xác định cụ thể loại tranh chấp nào sẽ được giải quyết bằng trọng tài.
  • Tuân thủ chính sách công: Nếu một điều khoản trọng tài trái với chính sách công hoặc các nguyên tắc pháp lý cơ bản của Việt Nam thì điều khoản đó có thể bị vô hiệu hóa.  

 

Các thách thức phổ biến khi thực thi các điều khoản trọng tài 

Ngay cả khi hợp đồng có bao gồm điều khoản trọng tài thì việc thực thi điều khoản này cũng có thể bị thách thức tại Tòa. Các vấn đề phổ biến thường gặp gồm có: 

  • Cách diễn đạt mơ hồ, tối nghĩa: Các điều khoản được soạn thảo  thiếu chặt chẽ và không nhất quán  có thể gây ra sự mơ hồ về việc liệu thủ tục trọng tài là bắt buộc hay không bắt buộc.  
  • Chỉ định trung tâm trọng tài không đáp ứng điều kiện pháp lý : Nếu điều khoản trọng tài đề cập đến một tổ chức trọng tài không tồn tại hoặc không được chấp thuận thì điều khoản đó có thể bị vô hiệu.
  • Sự can thiệp của Tòa án: Một số bên cố gắng né tránh thủ tục trọng tài bằng cách nộp đơn kiện lên các Tòa án Việt Nam và lập luận rằng thủ tục trọng tài không thể áp dụng được.    
  • Công nhận Phán quyết Trọng tài Nước ngoài: Mặc dù Việt Nam tuân thủ theo Công Ước New York,  nhưng Tòa án vẫn có   bác bỏ các phán quyết vi phạm các nguyên tắc pháp lý của Việt Nam. 

Một vụ việc vào năm 2022 tại Việt Nam đã cho thấy cách một tranh chấp kinh doanh giữa một công ty trong nước và một nhà đầu tư nước ngoài được gửi về lại cho các Tòa án Việt Nam bởi vì điều khoản trọng tài không quy định cụ thể trung tâm trọng tài được công nhận.  

 

Làm thế nào để đảm bảo điều khoản trọng tài của Quý  khách hàng có thể được thực thi 

Để ngăn chặn những tranh chấp về tính hợp lệ của thủ tục trọng tài, các doanh nghiệp phải đảm bảo là các điều khoản trọng tài được soạn thảo chính xác và tuân thủ quy định pháp luật. Cách diễn đạt của điều khoản này cần phải làm rõ rằng thủ tục trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp duy nhất và việc  phương thức tranh trụng tại Tòa án địa phương sẽ bị loại trừ. Bất kỳ sự mơ hồ nào đều có thể làm phát sinh các vấn đề về việc thực thi điều khoản này vì các Tòa án có thể diễn giải những điều khoản không rõ ràng theo hướng có lợi cho việc kiện tụng.   

Một  vấn đề cũng quan trọng không kém là xác định cụ thể tổ chức trọng tài nào sẽ xử lý các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng. Các tổ chức trọng tài hiện nay được công nhận như Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), hoặc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) mang đến sự tin cậy cao và các thủ tục giải quyết xung đột đã được thiết lập chặt chẽ. Việc không chỉ định một tổ chức trọng tài hợp lệ có thể khiến cho điều khoản trọng tài  đó không thể thực thi.  

Điều khoản trọng tài nên xác định phạm vi của các tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài. Việc xác định rõ loại tranh chấp hợp đồng nào sẽ thuộc phạm vi giải quyết bằng trọng tài giúp  hạn chế những thách thức đối với tính áp dụng của thủ tục trọng tài, và việc xác định  tổ chức trọng tài và luật điều chỉnh đảm bảo sự rõ ràng về pháp luật thủ tục và pháp luật nội dung (substantive laws) mà sẽ điều chỉnh thủ tục tố tụng trọng tài.   

Việc tham khảo ý kiến của các luật sư có kinh nghiệm về luật trọng tài Việt Nam có thể giúp cho các doanh nghiệp soạn thảo các điều khoản  tốt hơn và đảm bảo khả năng thực thi được. Các chuyên gia pháp lý có thể đảm bảo các thỏa thuận trọng tài phù hợp với Luật Trọng tài Thương mại của Việt Nam (2010) và các tiêu chuẩn quốc tế, giảm thiểu rủi ro can thiệp của Tòa án và gia tăng khả năng thực thi của điều khoản trọng tài.   

 

Trọng tài so với tranh tụng: Phương án nào tốt hơn cho hợp đồng của Quý  khách hàng? 

Dù thủ tục trọng tài mang đến nhiều lợi thế nhưng không phải luôn là lựa chọn tốt nhất. Các doanh nghiệp nên cân nhắc giữa thủ tục trọng tài và việc kiện tụng dựa trên các yếu tố sau đây:  

Yếu tố  Trọng tài  Kiện tụng 
Tính Bảo mật  Cao  Thấp (hồ sơ tòa án công khai) 
Tốc độ xử lý   Nhanh hơn  Chậm hơn do những  yêu cầu nghiêm ngặt về mặt thủ tục  
Chi phí  Có thể cao (chi phí trọng tài)  Thấp hơn nhưng quy trình kéo dài hơn 
Tính chung thẩm  Quyền kháng cáo bị hạn chế  Các quyết định của Tòa án có thể được kháng cáo 
Khả năng thực thi   Dễ dàng hơn cho các vụ án quốc tế   Mạnh hơn cho các vụ án trong nước  

Trong hợp đồng khi tính bảo mật, chuyên môn, khả năng thực thi những yếu tố ưu tiên thì thủ tục trọng tài sẽ được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, trong những tranh chấp đòi hỏi các biện pháp bảo vệ pháp mạnh mẽ theo luật Việt Nam thì tiến hành thủ tục kiện tụng thể lựa chọn tốt hơn. 

 

Kết luận 

Các điều khoản trọng tài có thể là công cụ đắc lực để giải quyết các tranh chấp kinh doanh hiệu quả, nhưng chúng phải được soạn thảo hết sức cẩn thận để đảm bảo tính hiệu lực pháp lý tại Việt Nam. Các doanh nghiệp phải đảm bảo thỏa thuận trọng tài của họ tuân thủ pháp luật Việt Nam nhằm tránh việc Tòa án can thiệp ngoài ý muốn.

Lê & Trần là hãng luật hàng đầu tại Việt Nam chuyên về lĩnh vực trọng tài và giải quyết tranh chấp và được các tổ chức như AmCham Việt Nam và Lãnh sự Quán Hoa Kỳ giới thiệu. Ngoài ra, hãng luật của chúng tôi cũng liên tục được xếp hạng là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực trọng tài thương mại bởi các tổ chức uy tín như Chambers, Legal500, và Benchmark Litigation. Cho dù Quý khách hàng đang cần sự hỗ trợ trong việc soạn thảo hợp đồng, làm đại diện trong thủ tục trọng tài hay trong việc thực thi các phán quyết trọng tài, đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp các giải pháp pháp lý phù hợp với nhu cầu cụ thể của quý khách hàng và đản bảo tốt nhất lợi ích kinh doanh của v tổ chức, doanh nghiệp

Để nhận được sự hướng dẫn pháp lý từ chuyên gia về thủ tục trọng tài tại Việt Nam, hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email info@letranlaw.com.