Trách Nhiệm Hình Sự Của Nhân Sự Cấp Cao Trong Doanh Nghiệp Ở Việt Nam

Stephen Le

Một quyết định riêng lẻ có thể tạo nên hoặc phá hủy sự nghiệp của một nhân sự cấp cao, thế nhưng tại Việt Nam, nó cũng có thể đẩy họ vào tù. Với việc ngày càng gia tăng các hành động cứng rắn đối với hành vi sai trái của doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt với bối cảnh pháp lý mà sự thiếu hiểu biết không phải là lý do để bào chữa và sự sơ suất có thể dẫn đến việc bị truy tố. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với công ty, tuy nhiên theo luật Việt Nam, cá nhân các giám đốc, giám đốc điều hành (CEO), và các quản lý cấp cao có thể bị truy tố vì hành vi sai trái của công ty. Khi các cơ quan chức năng tăng cường nỗ lực thực thi pháp luật đối với các tội phạm kinh tế như gian lận, trốn thuế, và tham nhũng, điều tối quan trọng với các nhân sự cấp cao của doanh nghiệp là hiểu rõ các rủi ro và cách để giảm thiểu rủi ro.   

Bài viết này nêu rõ khi nào các lãnh đạo doanh nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, những hệ quả pháp lý mà họ phải đối mặt là gì, và làm thế nào các lãnh đạo doanh nghiệp có thể bảo vệ họ khỏi việc bị truy tố.  

Hiểu Trách nhiệm Hình sự của Doanh nghiệp tại Việt Nam 

Bộ Luật Hình sự của Việt Nam (Luật số 100/2015/QH13, được sửa đổi vào năm 2017) quy định rằng cả công ty và cá nhân đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các hành vi phạm tội của doanh nghiệp. Các nhân sự cấp cao có thể bị truy tố trực tiếp nếu họ dính líu đến hoặc không ngăn chặn các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. 

Theo luật Việt Nam, các lãnh đạo doanh nghiệp có thể bị buộc tội vì các tội danh như:  

  • Hành vi kinh doanh Gian lận (Điều 198)
  • Trốn thuế (Điều 200)
  • Hối lộ và tham nhũng (Điều 354, 364) 
  • Tội tham ô tài sản (Điều 353)
  • Tội rửa tiền (Điều 324)
  • Gian lận Chứng khoán và Giao dịch Nội gián (Điều 210) 

Khi nào một Nhân sự Cấp cao của Doanh nghiệp có thể Bị Truy tố? 

Các nhân sự cấp cao có thể đối mặt với các cáo buộc hình sự tại Việt Nam khi hành động của họ, hoặc việc thiếu sự giám sát, góp phần vào hành vi sai trái của doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam buộc lãnh đạo công ty phải chịu trách nhiệm không chỉ đối với các vi phạm trực tiếp mà còn đối với việc không thể quản lý và tuân thủ pháp luật.  

  • Trực tiếp Tham gia Hoạt động bất hợp pháp: Những nhân sự cấp cao đích thân cho phép, thực hiện, hoặc hỗ trợ các hoạt động bất hợp pháp, chẳng hạn như các giao dịch gian lận hoặc báo cáo sai lệch về tình hình tài chính, có thể bị truy tố trực tiếp theo Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
  • Sự Sơ suất & Không Giám sát: Các lãnh đạo doanh nghiệp có nghĩa vụ pháp lý trong việc đảm bảo các biện pháp tuân thủ pháp luật được áp dụng. Nếu việc họ không làm gì cho phép cấp dưới có hành vi gian lận, nhận/đưa hối lộ, hoặc vi phạm quy định pháp luật thì họ có thể bị truy cứu trách nhiệm vì đã không ngăn chặn các hành vi sai trái.
  • Trách nhiệm Liên đới: Ngay cả khi một nhân sự cấp cao không đích thân phạm tội thì họ vẫn có thể bị truy tố nếu họ ở trong vị trí có thể phát hiện và chấm dứt hoạt động bất hợp pháp nhưng đã không làm gì.  
  • Không Báo cáo Tội phạm: Theo luật Việt Nam, các nhân sự cấp cao phải báo cáo bất kỳ hoạt động tội phạm nào xảy ra trong tổ chức của họ. Việc không báo cáo có thể khiến cho họ bị cáo buộc là đồng phạm, làm gia tăng đáng kể các rủi ro pháp lý cho các đội ngũ lãnh đạo.

Các nhân sự cấp cao cũng thể phải chịu trách nhiệm về những thất bại trong văn hóa doanh nghiệp, nơi sự không tuân thủ hệ thống hoặc các hành vi kinh doanh phi đạo đức thường xuyên diễn ra dưới sự lãnh đạo của họ. Điều này đã giúp tăng cường sự giám sát chặt chẽ từ các quan chức năng, cụ thể trong các lĩnh vực như ngân hàng, bất động sản, các dự án đầu quy lớn  

Vụ việc Ví dụ: 

  • Vào năm 2023, một Giám đốc điều hành (CEO) người Việt Nam đã bị tuyên án 10 năm tù vì đã ký duyệt các báo cáo tài chính gian lận, ngay cả khi Giám đốc Tài chính (CFO) là người thực thi kế hoạch này. Tóa án đã phán quyết rằng việc CEO không tiến hành thẩm định báo cáo và vai trò của ông khi phê duyệt các tài liệu giả mạo đã khiến ông phải chịu trách nhiệm tương đương về hành vi phạm tội này.  

Khi Việt Nam củng cố luật quản trị doanh nghiệp của mình, các nhân sự cấp cao phải đóng vai trò chủ động hơn trong việc đảm bảo tuân thủ pháp luật, triển khai công tác kiểm soát nội bộ chặt chẽ, và thúc đẩy văn hóa minh bạch để giảm thiểu các rủi ro pháp lý.  

Hệ quả Pháp đối với những Nhân sự Cấp cao Bị Truy tố 

Các nhân sự cấp cao bị kết tội thực hiện các hành vi phạm tội trong doanh nghiệp tại Việt Nam đối mặt với các hình phạt rất nghiêm trọng:  

  • Tù giam: Thời hạn chấp hành án phạt tù dao động từ 2 đến 20 năm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.
  • Phạt tiền: Lên đến 5 tỷ VNĐ (khoảng 200.000 USD) hoặc một tỷ lệ phần trăm trích từ lợi nhuận doanh nghiệp.
  • Tịch thu Tài sản: Các cơ quan chức năng có thể đóng băng và tịch thu tài sản cá nhân nếu các tài sản này có liên quan đến hoạt động phạm tội. 
  • Cấm Đi lại & Dẫn độ: Các nhân sự cấp cao là người nước ngoài có thể bị hạn chế đi lại hoặc dẫn độ theo các thỏa thuận pháp lý quốc tế của Việt Nam.
  • Chế tài đối với Doanh nghiệp: Bản thân công ty có thể bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hoạt động, hoặc giải thể do các hành vi của nhân sự cấp cao. 

Các Biện pháp Phòng ngừa: Làm thế nào các Nhân sự Cấp cao Có thể Bảo vệ họ 

Các nhân sự cấp cao phải thực hiện các biện pháp chủ động để giảm thiểu rủi ro bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đặc biệt là khi những nỗ lực thực thi pháp luật tại Việt Nam được tăng cường. Việc đảm bảo tuân thủ pháp luật ở mọi cấp độ của hoạt động kinh doanh là rất cần thiết.  

  1. Triển khai các Chương trình Tuân thủ Nghiêm ngặt – Các công ty phải thiết lập khung pháp lý rõ ràng về quy trình tuân thủ, định kỳ thực hiện các cuộc kiểm tra nội bộ, và thực thi các chính sách nhằm chủ động ngăn chặn hành vi gian lận, đưa/nhận hối lộ, và các hành vi phạm tội khác trong doanh nghiệp. Việc có được một nhân viên quản lý tuân thủ hoặc một đội ngũ pháp lý chuyên trách có thể giảm thiểu đáng kể rủi ro. 
  2. Thực hiện Thẩm định Pháp lý – Các nhân sự cấp cao nên kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ hợp đồng, báo cáo tài chính, và các giao dịch kinh doanh quan trọng trước khi phê duyệt. Việc tham gia vào quy trình thẩm định pháp lý giúp đảm bảo các giao dịch tuân thủ luật doanh nghiệp Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế.
  3. Tăng cường công tác Quản trị Doanh nghiệp và Kiểm soát Nội bộ – Một khung quản trị doanh nghiệp chặt chẽ, bao gồm việc báo cáo tài chính minh bạch, giám sát độc lập của hội đồng quản trị, và đào tạo về đạo đức kinh doanh, giúp bảo vệ các nhân sự cấp cao khỏi các trách nhiệm liên đới. 
  4. Bảo vệ Người Tố giác và Hệ thống Báo cáo Nội bộ – Việc khuyến khích người lao động báo cáo hành vi sai trái trong nội bộ thông qua các kênh an toàn và ẩn danh có thể giúp các công ty phát hiện và giải quyết các vấn đề trước khi chúng bị chuyển sang giai đoạn điều tra hình sự.
  5. Bảo hiểm Trách nhiệm Nhà Quản lý (Director & Officer (D&O) Liability Insurance) – Các nhân sự cấp cao nên cân nhắc mua bảo hiểm Trách nhiệm Nhà Quản lý (D&O) để bảo vệ tài sản cá nhân của họ trước các yêu cầu bồi thường pháp lý và thiệt hại tài chính có thể phát sinh từ các vụ kiện liên quan đến hành vi sai trái của doanh nghiệp.
  6. Thuê Luật sư Tư vấn từ Sớm – Việc duy trì các luật sư bào chữa cho các hành vi phạm tội trong doanh nghiệp giàu kinh nghiệm giúp đảm bảo các nhân sự cấp cao có được sự đại diện pháp lý ngay lập tức nếu họ bị cáo buộc có hành vi sai phạm.  Việc tìm kiếm ý kiến tư vấn từ sớm cũng có thể giúp điều hướng các thủ tục điều tra theo luật định và đàm phán các thỏa thuận trước khi các cáo buộc leo thang.  

Vai trò của sự Bảo vệ Pháp lý khi các Nhân sự Cấp cao Bị Truy tố 

Khi một nhân sự cấp cao của doanh nghiệp trở thành đối tượng bị điều tra hình sự thì chiến lược pháp lý được áp dụng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến kết quả. Các cơ quan chức năng tại Việt Nam có lập trường quyết liệt đối với hành vi sai trái của doanh nghiệp, và các nhân sự cấp cao phải hành động nhanh chóng để bảo vệ quyền lợi của họ. 

  1. Đại diện Pháp lý Tức thời: Việc thuê luật sư bào chữa giàu kinh nghiệm ở giai đoạn đầu tiên nhất là cực kỳ quan trọng. Các chuyên gia pháp lý có thể giúp các nhân sự cấp cao điều hướng thủ tục thẩm vấn, đánh giá các cáo buộc tiềm năng, và phát triển chiến lược bào chữa nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro pháp lý. Việc cung cấp lời khai cho các cơ quan chức năng mà không được hướng dẫn về mặt pháp lý có thể dẫn đến việc tự buộc tội. 
  2. Xây dựng đội ngũ Luật sư Bào chữa Mạnh: Một đội ngũ pháp lý với sự chuẩn bị kỹ lưỡng có thể thách thức tính hợp lệ của chứng cứ, xác định vi phạm về thủ tục, và tận dụng các yếu tố giảm nhẹ. Ví dụ, nếu một nhân sự cấp cao không trực tiếp tham gia vào hành vi sai phạm thì đội ngũ pháp lý của họ có thể trình lên chứng cứ thể hiện việc họ không có ý định thực hiện hành vi sai phạm hoặc thể hiện sự phụ thuộc vào các cơ cấu tuân thủ nội bộ.
  3. Đàm phán Thỏa thuận Nhận tội và Chiến lược Dàn xếp: Trong các trường hợp có khả năng bị kết án, các chuyên gia pháp lý có thể đàm phán các thỏa thuận nhận tội nhằm giảm án, giảm các hình phạt về tài chính, hoặc thậm chí là tránh phải vào tù. Các nhân sự cấp cao cũng có thể tìm hiểu các thỏa thuận dàn xếp giữa doanh nghiệp để giải quyết các cáo buộc mà không cần các cáo buộc hình sự chính thức.
  4. Các Cân nhắc Pháp lý Xuyên Biên giới: Các nhân sự cấp cao là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải nhận thức rõ về rủi ro bị dẫn độ và các hiệp ước hợp tác pháp lý quốc tế. Việt Nam có thỏa thuận với nhiều quốc gia để dẫn độ các cá nhân đang đối mặt với các cáo buộc nghiêm trọng, và điều này khiến cho các chiến lược bào chữa trên phạm vi quốc tế trở nên thiết yếu. 

Bằng cách làm việc sâu sát với các luật sư bào chữa hàng đầu, các nhân sự cấp cao có thể cải thiện đáng kể cơ hội đạt được kết quả có lợi trong khi vẫn duy trì được sự liêm chính trong nghề của họ.  

Kết luận 

Khi sự giám sát theo quy định pháp luật trở nên chặt chẽ hơn tại Việt Nam, các nhân sự cấp cao của doanh nghiệp đối mặt với một bối cảnh pháp lý ngày càng phức tạp khi mà trách nhiệm được thực thi một cách nghiêm ngặt. Để bảo vệ vị thế chuyên nghiệp của họ và giảm thiểu các rủi ro pháp lý tiềm ẩn, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải thực hiện các chiến lược tuân thủ chủ động và thuê luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm.  

Sự xuất sắc trong lĩnh vực doanh nghiệp và trong việc bào chữa cho các vụ án hình sự của Công ty Luật Lê & Trần đã được công nhận rộng rãi và công ty cũng đồng thời được các tổ chức như AmCham Việt Nam và Lãnh sự Quán Hoa Kỳ giới thiệu và liên tục được xếp hạng là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam bởi các tổ chức uy tín như Chambers, Legal500, và Benchmark Litigation. Cho dù quý vị đang cần sự hỗ trợ về việc tuân thủ pháp luật trong doanh nghiệp, sự bảo vệ trước các quy định pháp lý, hay các thủ tục điều tra tội phạm kinh tế, đội ngũ luật sư bào chữa các vụ án hình sự của chúng tôi luôn cung cấp những chiến lược pháp lý phù hợp với nhu cầu cụ thể của quý vị để hỗ trợ các lãnh đạo doanh nghiệp và các tổ chức điều hướng những thách thức pháp lý phức tạp. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay qua địa chỉ email info@letranlaw.com.