Cam Kết “Không Làm Cho Công Ty Đối Thủ”: Khi Nào Có Hiệu Lực?

“Thỏa thuận NDA hiện nay rất phổ biến ở Việt Nam và tính hợp pháp của thỏa thuận này thường xuyên bị NLĐ nghi ngờ nhưng khung pháp lý cho thỏa thuận này chưa rõ ràng.

Nhiều nước trên thế giới theo hướng NSDLĐ cũ phải bồi thường một khoản tiền cho NLĐ cũ trong thời gian NLĐ cũ tuân thủ thỏa thuận trên bằng việc không cạnh tranh hay làm cho đổi thủ cạnh tranh.

Thực tế, các thỏa thuận về bảo mật thông tin và không cạnh tranh ở Việt Nam thường chỉ đem lại lợi ích cho NSDLĐ cũ mà không có nội dung bồi thường cho NLĐ cũ.

Trong khi chưa ban hành quy định với nội dung như trên thì có thể áp dụng Điều 118 BLDS 2015. Theo đó, mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. Ở đây, khi thỏa thuận NDA không có nội dung bồi thường cho NLĐ cũ cho giai đoạn sau khi HĐLĐ chấm dứt để có thể xác định thỏa thuận này không phù hợp với Điều 118 để xem xét lại giá trị pháp lý của thỏa thuận đó.” – GS-TS ĐỖ VĂN ĐẠI, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM.

Cam Kết "Không Làm Cho Công Ty Đối Thủ": Khi Nào Có Hiệu Lực?