Luật lao động Việt Nam – Những thay đổi mới nhất

Stephen Le

Bộ luật Lao động có nhiều cải tiến giúp nâng cao quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động, nhưng chỉ khi mọi người hiểu rõ về những luật định mới có thể mang lại lợi ích cho cá nhân và doanh nghiệp.

Luật Lao động là gì?

Luật lao động được xem là một ngành độc lập trong Hệ thống pháp luật Việt Nam, với các quy định được thực thi dựa trên mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc những mối liên kết trực tiếp đến quan hệ lao động.

Tổng hợp Những Thay đổi Mới nhất trong Pháp luật Lao động đến năm

Bộ luật Lao động có nhiều điểm mới đáng chú ý sau:

  • Mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh;
  • Tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình đến khi Nam đủ 62 tuổi và Nữ đủ 60 tuổi;
  • Tăng ngày nghỉ Quốc khánh lên 02 ngày;
  • Loại bỏ sử dụng hợp đồng lao động theo mùa vụ;
  • Chấp nhận các hình thức hợp đồng lao động điện tử;
  • Người cao tuổi được được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần;
  • Thời giờ làm thêm theo tháng sẽ tăng lên 40 giờ;
  • Bổ sung một vài trường hợp nghỉ việc riêng vẫn được hưởng nguyên lương;
  • Bổ sung trường hợp Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không báo trước;
  • Người lao động có thể ủy quyền cho người khác nhận lương;
  • Với hình thức thanh toán lương qua ngân hàng, người sử dụng lao động phải trả phí mở tài khoản;
  • Nghiêm cấm các hành vi ép buộc người lao động sử dụng lương cá nhân để mua dịch vụ, hàng hóa của người sử dụng lao động hoặc do người sử dụng lao động chỉ định;
  • Cho phép các hình thức thưởng khác ngoài tiền;
  • Doanh nghiệp được chủ động trong việc xây dựng thang lương, bảng lương;
  • Doanh nghiệp phải gửi bảng kê chi tiết cho người lao động khi tiến hành trả lương;
  • Sửa đổi quy định về tiền đền bù khi bị chậm trả lương;
  • Loại bỏ quy định lương tối thiểu ngành;
  • Thay đổi quy định đối thoại tại nơi làm việc theo định kỳ thành 1 năm/lần;
  • Được phép ghi nhận nội dung thử việc trong Hợp đồng lao động;
  • Bổ sung trường hợp về thời gian thử việc;
  • Không thử việc với Hợp đồng lao động dưới 01 tháng;
  • Được sử dụng lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi làm ca đêm;
  • Lao động nam cũng được hỗ trợ chi phí gửi trẻ;
  • Giới hạn lại các trường hợp phải thanh toán tiền lương cho những ngày nghỉ hằng chưa nghỉ gồm trường hợp thôi việc, bị mất việc làm;
  • Thuê trẻ dưới 15 tuổi làm việc phải có giấy khám sức khỏe;
  • Sử dụng dưới 10 lao động cũng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động trong hợp đồng lao động;
  • Bổ sung thêm các trường hợp người lao động được tạm hoãn Hợp đồng lao động;
  • Thay đổi định nghĩa ‘kỷ luật lao động’;
  • Bổ sung thêm các nội dung trong nội quy lao động, quy định cụ thể tại Điều 118 Bộ luật Lao động;
  • Bổ sung thêm các trường hợp người lao động bị sa thải;
  • Quy định chi tiết các hành vi bị cấm khi xử lý kỷ luật.

Các Câu hỏi Thường gặp về Pháp luật Lao động

Thời giờ làm việc bình thường được quy định như thế nào trong Bộ luật Lao động?

Theo Điều 105.1 Bộ luật Lao động quy định rõ ràng về thời gian làm việc bình thường:

  • Không vượt quá 08 giờ trong 01 ngày; và
  • Không vượt quá 48 giờ trong 01 tuần.

Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động khi đưa ra quy định thời gian làm việc theo ngày hoặc tuần. Trong trường hợp làm việc theo tuần, người sử dụng lao động không được bắt buộc người lao động làm việc quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng thời gian làm việc là 40 giờ đối với người lao động.

Bộ luật Lao động quy định hình thức xử lý kỷ luật lao động như thế nào?

Căn cứ vào Điều 124 Bộ luật Lao động, doanh nghiệp được phép áp dụng 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động sau:

  • Khiển trách;
  • Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng;
  • Cách chức;
  • Sa thải.

Người lao động kết hôn thì được nghỉ mấy ngày vẫn hưởng nguyên lương?

Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Lao động, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau:

  • Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
  • Con đẻ hoặc con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
  • Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng chết, chồng hoặc vợ chết, con chết: nghỉ 03 ngày.

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cần báo trước bao nhiêu ngày?

Theo Điều 35.1 Bộ luật Lao động, người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng phải gửi thông báo trước cho doanh nghiệp như sau:

  • Báo trước ít nhất 45 ngày đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Báo trước ít nhất 30 ngày đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn xác định từ 12 tháng đến 36 tháng;
  • Báo trước ít nhất 3 ngày đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn xác định dưới 12 tháng;
  • Báo trước ít nhất 120 ngày đối với những công việc, ngành, nghề mang tính đặc thù được quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

  • Người lao động không được bố trí làm việc theo đúng vị trí, địa điểm hoặc làm việc trong điều kiện không đảm bảo theo thỏa thuận (trừ các trường hợp được quy định tại Điều 29);
  • Người lao động không được trả lương đúng hạn hoặc không trả đủ lương (trừ các trường hợp được quy định tại Điều 97.4);
  • Người lao động bị doanh nghiệp đánh đập, ngược đãi hoặc có hành vi, lời nói nhục mạ, bạo lực ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; bị cưỡng bức lao động;
  • Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Lao động nữ mang thai được nghỉ việc theo quy định tại Điều 138.1;
  • Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169, trừ các trường hợp được thỏa thuận giữa hai bên;
  • Người sử dụng cung cấp thông tin sai lệch theo quy định tại Điều 16.1 gây ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Ở Việt Nam, độ tuổi lao động theo quy định Bộ luật Lao động hiện hành là bao nhiêu?

Theo Bộ luật Lao động, độ tuổi lao động được quy định như sau:

  • Người lao động phải đủ 15 tuổi trở lên;
  • Người lao động từ 13 đến 15 tuổi đối với những công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
  • Người lao động dưới 13 tuổi đối với các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao.

Bài viết này chứa đựng kiến thức pháp luật và thuật ngữ chuyên môn, quý độc giả có thắc mắc hoặc cần trao đổi về chuyên môn liên quan đến các quy định pháp luật lao động Việt Nam, vui lòng liên hệ các Luật sư Lao động của chúng tôi tại info@letranlaw.com.